top of page
  • trinhngoc092

6 cách ứng xử khôn khéo khi bất đồng với sếp, được tăng lương hay bị đuổi việc quyết định ở đây

Trong quá trình làm việc, không ai là chưa từng bất đồng quan điểm, mâu thuẫn với cấp trên cả. Vào lúc này nếu bạn bị nhất quyết cãi nhau tay đôi, phân bua đúng sai thì quả là sai lầm rồi đấy. Hãy nhớ rằng họ là cấp trên, người có quyền lực cao trong công ty nên có thể sẵng sàng đuổi việc, hạ chức bạn bất cứ lúc nào, do đó hãy tỉnh táo, giữ thái độ ôn hòa, cư xử đúng mực thì mới là người khôn khéo.

Tất nhiên, “sếp” thì cũng có lúc sai nhưng chúng ta phải phản biện ra sao để họ nhận ra điều đó mà vẫn vừa lòng với bạn, yêu quý và giữ bạn ở lại làm việc thì mới là điều cần phải quan tâm. Việc né tránh, ngại chia sẻ không phải lúc nào cũng là tốt, do đó, hãy sử dụng các chiêu dưới đây để dễ dàng dãi bày quan điểm của mình trong công việc với cấp trên.

1. Giữ bình tĩnh

Trong mọi cuộc tranh cãi, đặc biệt là với “sếp” của mình thì việc đầu tiên cần làm đó là giữ được sự bình tĩnh. Có thể lúc này cấp trên đang rất nóng giận, chỉ trích bạn nặng nề hay họ đang rất bảo thủ với ý kiến của mình thì bạn cũng nên giữ thái độ trung lập trong lời nói và hành động. Chỉ cần hít thở sâu và lắng nghe cho “sếp” nói hết đi đã rồi mới đến lượt mình nói lại thật chẫm rãi, thong thả và tự tin là được.

2. Hỏi trước xem mình có được phép đưa ra ý kiến phản bác hay không?

Nghe thì có vẻ hơi cung kính quá nhưng đó lại chính là phép lịch sự của một nhân viên thông minh và nó đem lại sự an toàn nhất định. Thay vì gân cổ lên, lớn tiếng cãi lại “sếp” thì hãy nói rằng ý kiến của sếp không sai nhưng tôi lại có ý kiến khác và muốn chúng ta tiến tới sự đồng thuận, nếu được cho phép tôi sẽ nêu ra quan điểm của mình. Chắc chắn sau khi nghe nhân viên của mình nói vậy, người cấp trên không thể không đồng ý, thậm chí còn cảm thấy mình được tôn trọng nữa cơ.

3. Thành thật đưa ra quan điểm của mình

Khi có “chiến tranh” xảy ra, nếu bạn sai hãy nhận sai và chấp nhận chịu phạt, hứa sẽ cố gắng, cẩn thận hơn trong tương lai. Còn nếu bạn đúng, “sếp” sai thì thay vì nói trực tiếp, chúng ta nên “lái” khéo rằng ý kiến của sếp không sai nhưng có cách này hay hơn, sau đó khi nhận được sự cho phép hãy trình bày quan điểm của mình rõ rành, mạch lạc để làm nền móng vững chắc cho cuộc thảo luận.

4. Tránh sử dụng những từ ngữ mang tính chất đánh giá


Bạn có thể tự do ngôn luận nhưng tuyệt đối không nên sử dụng các từ ngữ như “ngu ngốc”, “sai”, “vội vã”, “tầm nhìn hạn hẹp”… để đánh giá “sếp” của mình. Họ sẽ nổi nóng ngay lập tức vì cho rằng bạn đang chế giễu, không tôn trọng họ và cho bạn nghỉ việc ngay lập tức đấy.

5. Hãy khiêm tốn và biết lắng nghe

Trong quá trình tranh luận, phải biết giữ thái độ khiêm tốn, không nên quá thể hiện rằng mình là người hiểu biết, cương quyết khẳng định cách làm của mình mới là đúng nhất khiến cho đối phương cảm thấy khó chịu, bực bội. Thay vào đó, hãy kết thúc quan điểm của mình bằng cách nói “Đây là ý kiến riêng của tôi về vấn đề này, anh/chị thấy sao ạ?”. Từ đấy, bạn hãy lắng nghe lời nhận xét của họ và cùng thảo luận để đưa ra được phương án tốt nhất. Hãy để cấp trên biết bạn sẵn sàng mở lòng để đối thoại và biết chấp nhận cái sai trong ý kiến của mình.

6. Chú ý vào giọng điệu

Dù bạn đang rất tức giận nhưng giọng điệu của bạn vẫn có sự kiềm chế, nhẹ nhàng thì không khí giữa hai người sẽ vẫn thoải mái, không quá căng thẳng. Việc bạn lớn tiếng, giọng điệu bực dọc, khó chịu sẽ chỉ khiến cho cuộc họp thêm căng thẳng, không có hồi kết. Cứ nói chậm rãi, ôn tồn thì sẽ vừa trấn tĩnh được bản thân vừa làm người đối diện cảm thấy dễ chịu, mở lòng với bạn hơn.

0 views0 comments
Bài đăng: Blog2_Post
bottom of page