top of page

Tiến sĩ Nicholas: 28-32 tuổi là giai đoạn kết hôn thích hợp nhất, người cưới sớm là lỗ vốn

Kết hôn đúng thời điểm là một trong những yếu tố thuận lợi để xây dựng một gia đình hạnh phúc. Nhưng độ tuổi nào kết hôn thích hợp nhất thì không phải ai cũng biết. Khi nói về chuyện cưới xin, có người mong muốn được cưới sớm để ổn định cuộc sống, phấn đấu cho tương lai.

Nhưng cũng có những người cho rằng “mị đang còn trẻ và mị vẫn muốn đi chơi” nên chuyện thành gia lập thất không vội, từ từ tính sau. Thế nhưng trên thực tế chuyện tuổi cưới xin cũng có “giai đoạn vàng” đấy nhé!

Mới đây, tiến sĩ Nicholas H. Wolfinge (Đại học Utah, Hoa Kỳ) đã chỉ ra rằng, 28-32 tuổi là thời điểm kết hôn thích hợp nhất khi các cặp vợ chồng kết hôn trong độ tuổi này ít có nguy cơ ly dị trong tương lai. Kết luận này được vị tiến sĩ rút ra từ những dữ liệu của cuộc khảo รát quốc gia về tăng trưởng gia đình với quy mô lớn được tổ chức tại мỹ.

Có nhiều yếu tố tác động đến quyết định kết hôn của một người. (Ảnh minh họa: Hiệu ảnh số 8)

Cụ thể, qua cuộc khảo รát này, các chuyên gia đã đưa ra kết luận rằng, giữa tuổi kết hôn và ly hôn tồn tại một mối qυαи нệ hình chữ “U”. Trong đó, từ 28-32 tuổi là ở đường dưới cùng của đường cong chữ U này. Nếu như kết hôn sớm trước tuổi 28 hay sau 32 tuổi thì nguy cơ sẽ tăng 5% cho mỗi năm.

Kết hôn muộn cũng có lợi lắm đấy nhé!

Theo nhà kinh tế học Neil Howe, thái độ của giới trẻ đối với hôn nhân hiện tại đã có sự thay đổi. Nếu như các thế hệ trong quá khứ thường có xu hướng kết hôn sớm thì ngày nay, người trẻ cho rằng, họ cần có nền tảng về kinh tế, sự nghiệp ổn định khi đó mới lập gia đình. Bên cạnh đó, khi kết hôn muộn, cặp vợ chồng ấy cũng có rất nhiều điểm lợi trong việc xây dựng gia đình.


Dù với bất cứ lý do nào đi chăng nữa, không có một công thức nào đảm bảo tuyệt đối thành công khi nói đến chuyện hôn nhân. (Ảnh minh họa: Hiệu ảnh số 8)

Thứ nhất đó chính là tư duy kinh tế độς lập hơn. Nếu như khi kết hôn ở độ tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” thì một số bạn trẻ thường có sự phụ thuộc kinh tế, suy nghĩ vào bố mẹ. Sự nghiệp chưa chắc chắn cũng khiến cho cặp vợ chồng ấy đối diện với nhiều vấn đề khó khăn. Ngược lại, với những cặp vợ chồng khi kết hôn muộn, họ có thể chủ động hơn trong việc xây dựng tổ ấm của mình khi có khả năng kinh tế độς lập. Bên cạnh đó, khi có một sự nghiệp ổn định, họ có thể tránh một loạt các vấn đề ảnh hưởng tới tình yêu của lứa đôi như: yêu xa, lựa chọn nơi phát triển sự nghiệp…

Thứ hai đó chính là ý thức trách nhiệm xây dựng gia đình. Hôn nhân cần sự thấu hiểu, bao dung, tha thứ và sự quan tâm lẫn nhau giữa hai người. Khi có tuổi, con người ta gần như có nhiều kinh nghiệm sống, khả năng chịu đựng, ý thức trách nhiệm vì vậy cũng tốt hơn. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để giữ gìn hôn nhân.

Qua các số liệu, các nhà khoa học nhận thấy rằng, rủi ro ly dị giảm đáng kể khi bạn đi qua tuổi teen (cuối 20 và đầu 30) nhưng lại gia tăng đáng kể khi bạn bước vào độ tuổi cuối 30 và đầu 40. (Ảnh minh họa: Hiệu ảnh số 8)

Khi kết hôn quá sớm, bạn có thể không tìm được người thực sự phù hợp với mình khi kinh nghiệm sống còn ít và đôi khi còn chưa thực sự hiểu mình muốn là gì. Khi bạn đạt đến độ tuổi trưởng thành, quan điểm lựa chọn người bạn đời của mình vì vậy cũng rõ ràng hơn. Điều này, giúp bạn lựa chọn được người phù hợp để làm người “đầu ấp tay gối”.

Kết hôn muộn, không kết hôn, chuyện không của riêng ai

Theo các chuyên gia, giới trẻ tại một số nước ngày càng kết hôn muộn, thậm chí là không kết hôn. Theo Viện nghiên cứu đô thị Hoa Kỳ, thế hệ mới (1985-1995) ở nước này có tỷ lệ kết hôn dưới 40 tuổi thấp nhất (khoảng 26%) so với các thế hệ trước đó. Tại нàɴ Quốc, vào năm 2014, số thanh niên có ý tưởng về kết hôn cũng đã giảm gần 12% so với năm 2008. Ngược lại, số vụ ly hôn tại đây đã tăng lên sau 5 năm.

Bên cạnh đó, theo Viện nghiên cứu dân số và an sinh xã hội Nhật Bản cho biết, vào năm 2015 số người không kết hôn ở đất nước này cho tới tuổi 50 đạt mức cao nhất. Trong đó, cứ 4 người đàn ông thì có một người không kết hôn và cứ 7 ρнụ иữ thì có một người lựa chọn con đường độc thân.

“Những người chờ đến độ tuổi 30 mới lập gia đình có thể là những người có thiên hướng không thành công trong hôn nhân của mình”, tiến sĩ Nicholas H. Wolfinge cho biết. (Ảnh minh họa: Hiệu ảnh số 8)

Quay trở lại câu chuyện kể trên, mặc dù việc kết hôn muộn có nhiều lợi thế như không phải là “càng muộn càng tốt” bởi nó còn liên quan tới nhiều yếu tố khác như độ tuổi sinh sản tốt nhất của ρнụ иữ. Còn theo bạn, việc kết hôn ở độ tuổi 28-32 có phù hợp hay không? Hãy chia sẻ ý kiến ấy cùng với chúng tôi nhé!

0 views0 comments
Bài đăng: Blog2_Post
bottom of page